Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Thử nhìn lại Dương Văn Minh Kẻ Có Công Hay Người Có Tội.
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Đại tướng Dương Văn Minh đã chết, chết thiệt chứ không phải chết giả... Tổng thống Dương Văn Minh cũng đã chết, chết rồi và chết trước ngày hôm qua... ông “chết chỉ một lần thịt da không nát tan”. Khác hơn thế nữa, cái chết của ông Minh không giống như cái chết của ông Ngô Đình Diệm hay cố vấn Ngô Đình Nhu, mặc dầu cả ba đều chết là do vết thương ở trên đầu gây nên. Nhưng, ông Minh may mắn hơn ông Diệm ở điểm ông Minh chết tại nhà có con có cháu, có bàn thờ gia tiên và Phật tổ, xác ông lại còn được nằm có máy lạnh và có hoa lan trên bàn thờ, trong vườn cũng còn những chậu lan tím, đỏ giống như ngày tại thế “ngồi chơi xơi nước” ở Sài Gòn năm xưa.

 



Còn ông Diệm và ông Nhu là công dân số một nhưng lại chết một cách nóng bức trên xe thiết giáp chẳng được bình yên, chẳng có bạn bè hay thân bằng quyến thuộc tiển đưa, trên cỗ quan tài cũng không được phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ, (tệ hơn ở hải ngoại có người chết vì bịnh mở nhiều (cholesterol) vẫn có cờ phủ trên quan tài) trên tay chỉ có cây thánh giá cô đơn, khiêm nhường nhưng tràn đầy nhân ái và ân sủng.


 


Ông Diệm nằm xuống cũng như ông Minh nằm xuống, hai ông không được chôn sấp mặt như lời trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại con cháu, mục đích để người Tàu lật ngửa cho nước mình còn trạng sư. Đàng nầy vì chôn ngửa nên Tàu họ lật sấp xác cụ trạng Khiêm lại nên nước mình chẳng có trạng giỏi, chỉ còn lại trạng cở như “trạng Nguyễn văn Chức “ tay sai của thực dân và đế quốc ngốn một lần vài ký yến” như lời nhà văn Lôi Tam đã nói. Ông Diệm và ông Minh cũng thế, vì chôn ngửa nên người Mỹ bắt chước người Tàu, họ lật sấp lại nên nước mình không còn tổng thống mà chỉ còn chủ tịch nước thôi.


 


Ông Minh và ông Diệm đã chết thật, thời gian và không gian có khác nhau, nhưng cõi đi và cõi về đều không thể thoát ra ngoài vận trình của vũ trụ. Cho nên, trong cõi đi về đó đây có thể ông Diệm sẽ đứng bên phía tay trái (thiên đàng?) nhìn thấy sự đến của ông Minh bên phía tay phải (cực lạc?). Cả hai đều nhìn nhau không có một lời chào...


 


Đúng vậy kể từ 11/1963 cho đến 8/2007, chuỗi thời gian quá dài để chúng ta suy gẫm một người đã trực tiếp viết lên trang sử bi ai hay tráng lệ tùy theo sự định giá và nhìn ngắm dưới một lăng kính khác nhau của từng người. Riêng về phần ông Minh kể từ 63 và 75 cho đến nay có ai hiểu được trong ông những trăn trở gì về các quyết định quá khứ cho đất nước Việt Nam?


 


Là một trung tướng, có thể ông Dương văn Minh là vị tướng lãnh tài ba lỗi lạc hay có thể ông chỉ là một tướng do bọn thực dân nhào nặn, tay sai cho ngoại bang. Tuy nhiên, nhân vật Dương Văn Minh lại là một con người chẳng những chỉ thuần túy trên phương diện đánh giặc ở chiến khu Rừng Sát. Ngược lại ông còn làm chính trị và người đã có những quyết định làm thay đổi dòng sử Việt. Thật thế, biến động 1963 do ông lãnh đạo được xét trên hai khía cạnh giữa tình và lý. Nếu tình thì chắc có người cho rằng ông là kẻ phản thầy. Tuy nhiên cái tình chúng ta đề cập ở đây chỉ có thể xét trên tính cách cá nhân, nhưng cá nhân không thể đặt vào vị trí đồng nghĩa cùng dân tộc. Vì dân tộc là một tập hợp, là tổng thể và toàn diện. Cho nên việc quyết định của Dương Văn Minh và Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng ở thời điểm 1963 là một quyết định cách mạng kịp thời ngăn chận những bất công, hà khắc của chế độ đối với đại khối dân tộc. Và quyết định ấy phù hợp với nguyện vọng dân tộc, cứu vớt dân tộc ra khỏi hệ lụy diệt giáo. Vượt xa hơn nữa, giữa dân tộc không thể so sánh với tình riêng và tình riêng chỉ có giá trị ở một lãnh vực hạn hẹp và tình riêng không thể pha trộn hay lẫn lộn với tình nước. Do đó, đối với thời điểm 1963 ông Minh không những chỉ là một quân nhân thuần túy mà còn là người cách mạng của dân tộc thuộc khối miền Nam. Dĩ nhiên, có người cho rằng hành động 1963 đã gây nên những rối loạn trong chính quyền miền Nam sau nầy và còn là nguyên nhân đưa đến ngày 30/4/75. Đây là quan điểm của thiểu số, vì rằng việc thay đổi chính quyền từ tay người nầy đến tay người khác là một sự chuyển tiếp của một chính quyền tay sai trong một nước sơ khai của một xã hội dân sự. Hơn nữa, việc tranh dành quyền lực là chuyện phải có ở những nước chưa có một định chế chính quyền rõ ràng, nhất là quốc gia ấy lại đang có chiến tranh và bị phân hóa bởi ngoại bang. Trên một quan điểm khác, khi cuộc cách mạng thành công không có nghĩa là người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy phải nắm giữ vai trò lãnh đạo mãi mãi và dĩ nhiên đó chỉ là sự tranh quyền thường tình của con người. Hơn nữa, ông Minh chỉ có thể là một người tập làm cách mạng, nhưng ở vào giai đoạn ấy có thể ông chưa phải là một nhà chính trị, hoặc do bởi những lỗi lầm nào đó gây ra trong ngày 1/11 nên ông không còn đủ uy tín để chế ngự các thế lực khác.


 


Nhìn lại chiều dài lịch sử của mốc thời gian 1975 đã đến và đã qua không nhanh không chậm, hành động cách mạng khác của Dương Văn Minh vào thời điểm ngàn cân treo sợi tóc, khi mà những lãnh tụ, tướng lãnh khác đã bỏ chạy mang theo tiền của ra ngoại quốc, ông Dương Văn Minh đã cô đơn nhưng can đảm nhận lãnh vai trò tổng thống hầu mong cứu người. Khác với ông Nguyễn Văn Thiệu trong lúc dầu sôi lửa bỏng ông từ chức và tuyên bố ”tôi không còn là tổng thống nhưng tôi sẽ là một quân nhân chiến đấu...” và ông Nguyễn Cao Kỳ cũng thế, ông huênh hoang tuyên bố: “... Bỏ Việt Nam đi thì làm gì có mắm tôm ăn, nên ông ở lại để tử thủ...”. Khổ thay hai lời tuyên bố rất tình Việt, rất tướng lãnh trên của Thiệu lẫn Kỳ đã bay theo sương khói, để rồi vài ngày sau ta thấy hai nhân vật lãnh đạo nầy đã anh dũng hiên ngang đứng sắp hàng lãnh thực phẩm của Mỹ và xách cặp da chờ làm mẫu I-94 nhập cảnh.


Khác với thái độ sắp hàng của ông Thiệu và ông Kỳ hay những tướng lãnh khác bỏ chạy, tướng Minh đã ở lại để chấp nhận một trách nhiệm cứu dân, như ông đã nói:” Nếu không cứu được nước thì cứu được dân”. Ông biết rằng trong giờ phút ấy, mọi quyết định của ông lịch sử sẽ phê phán. Nhưng lịch sử là lịch sử, lịch sử không thể bóp méo sự thật và lịch sử màu xanh phải được viết bởi màu xanh và phải trả nó trở về cùng lịch sử. Và ông biết rằng, trong giờ phút thứ 25 ông không thể lội ngược dòng lịch sử vì quân đội miền Bắc đã ở cửa ngõ Sài Gòn, sẵn sàng giật sập chế độ. Do đó, việc nhận chức tổng thống của ông Minh khác với việc nhận chức của ông Thiệu và ông Kỳ. Ông Minh nhận chức tổng thống để cứu sinh linh, tiết kiệm xương máu đồng bào, mặc dầu ông biết rằng rồi đây lịch sử có thể bị bóp méo phê phán ông một cách khắc nghiệt hay thiếu công bằng. Ngược lại ông Thiệu và ông Kỳ nhận chức để hưởng vinh hoa phú quý và làm tay sai, cho đến khi đất nước nghiêng ngả hai ông lại còn dùng lời phỉnh gạt binh sĩ và đồng bào bỏ chạy tìm chốn an bình bỏ mặc đồng bào và đồng đội. Do đó, quyết định kêu gọi binh sĩ buông súng của Dương Văn Minh là một quyết định cuối cùng phải làm của một người lãnh đạo can đảm và sáng suốt biết tiên liệu được những gì sẽ xảy đến.


 


Hôm nay ông Dương Văn Minh đã nằm xuống, ông không còn là một đại tướng hay tổng thống nữa, ông chỉ là một người tầm thường mang căn cước Việt Nam. Nhưng chua chát thay ở những ngày cuối đời ông không được chết trên mãnh đất quê hương và cũng không chết tại sa trường như danh tướng Hoàng Diệu ở đất địa linh nhân kiệt Quảng Nam. Nhưng cái chết và cái sống trong hơn nửa thế kỹ qua ông đại tướng Dương Văn Minh và tổng thống Dương Văn Minh đã làm tròn bổn phận của một người quân nhân cách mạng và một lãnh đạo có tầm nhịn viễn kiến. Ông là một người có trái tim rất Việt và một nhà lãnh đạo có cái nhìn xuyên suốt trong giai đoạn 1963 và quyết định sau cùng 1975 xóa đi nỗi đau lịch sử của dân tộc ta.  Đó là trang sử không đổi màu, cho dù thiên kiến.


 


Cầu mong linh hồn ông được thanh thả trong cõi vĩnh hằng.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Hành Lang Sau Cùng Của Gadhafi’s (08-04-2011)
    Vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Mỹ (08-03-2011)
    Những Cái Rất Vô Cùng Hay Điều Nghịch Lý Của Bắc Kinh  (01-03-2011)
    Wikileaks và quyền tự do thông tin (22-02-2011)
    Sự ma sát trên những hải trình biển Đông (12-01-2011)
    Sức bật cơ hữu và vận hội mới để chuyển mình cho Việt Nam (16-12-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (16-12-2010)
    Đông Nam Á trước tầm nhìn chiến lược trong chủ thuyết Robert Gates (14-11-2010)
    Sự hỗn xược không thể tha thứ (12-11-2010)
    “Từ độ mang gươm đi mở cửa . . . (12-10-2010)
    Quốc tế hóa các tranh chấp ở biển Đông (27-09-2010)
    Nội Lực Dân Tộc (11-09-2010)
    Vượt qua những chia rẽ vì màu cờ sắc áo (01-09-2010)
    Việt Nam cởi mở về tôn giáo (01-09-2010)
    Viện trợ và hợp tác kinh tế: Chiến lược của Trung Quốc đối với lưu vực sông Mê Kông (01-09-2010)
    Vây Ngụy cứu Triệu hoặc đánh Georgia cứu Iran (01-09-2010)
    Vận hành tư tưởng (01-09-2010)
    Văn Hóa Là Sản Phẩm Của Con Người (01-09-2010)
    TUẦN LỄ “HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG-TÂY” TẠI VIỆT NAM (01-09-2010)
    Trước cơn thịnh nộ (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152771650.